Monday, June 20, 2016

Định hướng nghề nghiệp theo sở thích qua trắc nghiệm John Holland

Định hướng nghề nghiệp cho các bạn sinh viên, các bạn đang học ở các trường trung học chuẩn bị thi cuối cấp lên đại học là việc hết sức quan trọng. Nếu không xác định được hướng đi của bản thân, và công việc mà mình yêu thích và phù hợp từ khi còn trẻ sẽ khiến các bạn lỡ bước và chọn sai hướng đi, hướng phát triển của bản thân dẫn đến nhiều sai lầm sau này trong cuộc sống lẫn công việc tương lai của chính bản thân bạn.

Vì vậy việc định hướng và phát triển nghề nghiệp từ khi còn trong ghế nhà trường là vô cùng cần thiết quan trọng. Thấu hiểu được điều này, John Holland đã phát triển nên bộ công cụ trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp theo sở thích cá nhân để giúp các bạn chọn đúng ngành nghề để học và phát triển sự nghiệp sau này đúng đắn nhất giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống.

Chúng ta cùng xem và thử áp dụng phương pháp trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp theo sở thích của John Holland nhé!.

Giới thiệu về phương pháp trắc nghiệm nghề nghiệp John Holland

Bộ công cụ trắc nghiệm này được John Holland phát triển và sáng tạo dựa trên những công trình nghiên cứu qua nhiều năm của ông.

Trắc nghiệm này được phát triển dựa trên 8 luận điểm và ở 2 luận điểm đầu ông đã nghiên cứu ra có 6 kiểu người chính là:
  • Realistic (R): Người có suy nghĩ thực tế.
  • Investigative (I): Người thích nghiên cứu tìm tòi.
  • Artistic (A): Người có tố chất nghệ sĩ.
  • Social (S): Người thiên về hướng xã hội.
  • Enterprising (E): Người quyết đoán dám nghĩ dám làm. 
  • Conventional (C): Người làm công chức nhà nước.  c
Trên cơ sở, John Holland đã phát triển nên bộ trắc nghiệm nghề nghiệp giúp các bạn học sinh tự mình tìm hiểu và phát hiện được các nhân tố của bản thân để định hướng khi lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất.

Hướng dẫn phương pháp trắc nghiệm

Bước 1: Dựa theo 6 bảng trắc nghiệm dưới đây, các bạn tự nhìn nhận chính xác bản thân và cho điểm từng nội dung của 6 bảng, mỗi nội dung các bạn cho điểm dựa trên 5 mức độ đúng sau:
  1. Không đúng: 0 điểm
  2. Đúng trong một vài trường hợp: 1 điểm
  3. Đúng khoảng một nửa trường hợp: 2 điểm
  4. Đúng trong đa số các trường hợp: 3 điểm
  5. Đúng trong tất cả các trường hợp: 4 điểm
Bước 2: Cộng điểm mà bạn đã đánh giá theo từng bảng, và chọn ra bảng có tổng số điểm cao nhất.

Bước 3: Dựa trên thang điểm và tham khảo bảng kết quả bên dưới

Bảng trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp theo sở thích

STT Bảng A (R: Realistic - Người thực tế) Số điểm
 1
 Tôi có tính tự lập
 2
 Tôi suy nghĩ thực tế
 3
 Tôi là người thích nghi với môi trường mới 
 4
 Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc thiết bị
 5
 Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, đan, móc
  6 Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật, cây cỏ
 7
 Tôi thích những công việc sử dụng tay chân hơn là trí óc 
  8
 Tôi thích những công việc thấy ngay kết quả
 9
 Tôi thích làm việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng
 Cộng bảng A

 
  STT  Bảng B (I: Investigative - Người thích nghiên cứu )  Số điểm
 1
 Tôi có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới
  2 Tôi có khả năng phân tích vấn đề
 3
 Tôi biết suy nghĩ một cách mạch lạc, chặt chẽ
 4
 Tôi thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu
 5
 Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán những vấn đề
  6 Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá
 7
 Tôi tự tổ chức công việc mình phái làm
  8 Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm những công việc phức tạp
 9
 Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề
 Cộng bảng B

 
  STT  Bảng C (A : Artistic - Người có tính nghệ sĩ ) Số điểm
 1
 Tôi là người dễ xúc động
  2 Tôi có óc tưởng tượng phong phú
 3
 Tôi thích sự tự do, không theo những quy định , quy tắc
 4
 Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất
 5
 Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu khắc
  6 Tôi có năng khiếu âm nhạc
 7
 Tôi có khả năng viết, trình bày những ý tưởng của mình
  8 Tôi thích làm những công việc mới, những công việc đòi hỏi sự sáng tạo
 9
 Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích
 Cộng bảng C

 
  STT  Bảng D ( S: Social - người có Tính xã hội ) Số điểm
 1
 Tôi là người thân thiện, hay giúp đỡ người khác
  2 Tôi thích gặp gỡ, làm việc với con người
 3
 Tôi là người lịch sự, tử tế
 4
 Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hay giảng giái cho người khác
 5
 Tôi là người biệt lắng nghe
  6 Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và người khác
 7
 Tôi thích các hoạt độngvì mục tiêu chung của công đồng, xã hội
  8 Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn
 9
 Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những sự viêc mâu thuẫn
 Cộng bảng D

 
  STT  Bảng E ( E: Enterprising - Người dám nghĩ dám làm)  Số điểm
 1
 Tôi là người có tính phiêu lưu, mạo hiểm
  2 Tôi có tính quyết đoán
 3
 Tôi là người năng động
 4
 Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận, và thuyết phục người khác
 5
 Tôi thíc các việc quản lý, đánh giá
  6 Tôi thường đặt ra các mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống
 7
 Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác
  8 Tôi là người thích cạnh tranh, và muốn mình giói hơn người khác
 9
 Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi
 Cộng bảng E

 
  STT  Bảng F ( C : Conventional - người công chức ) Số điểm
 1
 Tôi là người có đầu óc sắp xếp, tổ chức
  2 Tôi có tính cẩn thận
 3
 Tôi là người chu đáo, chính xác và đáng tin cậy
 4
 Tôi thích công việc tính toán sổ sách, ghi chép số liệu
 5
 Tôi thíc các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhất thông tin
 6
 Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống
 7
 Tôi thích dự kiến các khoản thu chi
 8
 Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc
 9
 Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo hướng dẫn, quy trình
 Cộng bảng F

Kết quả trắc nghiệm

R (Realistic): 

Có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, và xây dựng hệ thống; Sở thích thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; và các công việc ngoài trời. 

Ngành nghề phù hợp 

  • Kiến trúc - Xây dựng. 
  • An toàn lao động. 
  • Nghề mộc.
  • Ngành thủy sản. 
  • Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp
  • Kỹ thuật - Cơ khí.
  • Máy móc tàu thủy. 
  • Lái xe. 
  • Huấn luyện viên.
  • Điện - Điện tử. 
  • Địa lý - Địa chất. 
  • Dầu khí, 
  • Hải dương học. 
  • Quản lý công nghiệp.

I (Investigative): 

Là người có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề. 

Ngành nghề phù hợp:

  • Khoa học tự nhiên. 
  • Khoa học xã hội.
  • Y - Dược
  • Khoa học công nghệ. 
  • Nông lâm.

A (Artistic): 

Thiên về nghệ thuật, có tài năng về nghệ thuật, trực giá tốt, trí tưởng tượng phong phú. Thích hợp với các công việc mang tính ngẫu hứng, không theo khuôn mẫu và sáng tạo.

Ngành nghề phù hợp: 

  • Văn chương. 
  • Báo chí. 
  • Sân khấu - Điện ảnh. 
  • Mỹ thuật.
  • Ca múa nhạc. 
  • Kiến trúc. 
  • Thời trang. 
  • Hội họa. 
  • Giáo viên tiếng Anh. 
  • Công việc về Bảo tàng - Bảo tồn.

S (Social): 

Có khả năng tốt về ngôn ngữ, và có khả năng sư phạm, thích hợp trong công việc giảng dạy, huấn luyện và giúp đỡ người khác. 

Ngành nghề phù hợp:

  • Huấn luyện viên điền kinh.
  • Chuyên viên Tư vấn - Hướng nghiệp. 
  • Công tác xã hội - Sức khỏe cộng đồng.
  • Thuyền trưởng. 
  • Tu sĩ. 
  • Thư viện. 
  • Bác sĩ chuyên khoa. 
  • Thẩm định giá. 
  • Quy hoạch đô thị. 
  • Tuyển dụng nhân sự. 
  • Cảnh sát. 
  • Xã hội học. 
  • Chuyên gia X-quang. 
  • Chuyên gia dinh dưỡng.

E (Enterprising): 

Có khả năng và tư duy về kinh doanh, dám nghĩ dám làm, thích mạo hiểu và có sức thu hút, gây ảnh hưởng và thuyết phục người khác. Có khả năng quản lý cực kỳ tốt. 

Ngành nghề phù hợp: 

  • Quản trị kinh doanh. 
  • Thương mại. 
  • Marketing. 
  • Kế toán – Tài chính. 
  • Luật sư. 
  • Dịch vụ khách hàng. 
  • Tiếp viên hàng không. 
  • Thông dịch viên. 
  • Pha chế rượu. 
  • Kỹ thuật hệ thống công nghiệp). 
  • Bác sĩ cấp cứu. 
  • Quy hoạch đô thị. 
  • Bếp trưởng. 
  • Báo chí.

C (Conventional): 

Có khả năng về các loại số học, đam mê các công việc chi tiết liên quan đến số liệu. 

Ngành nghề phù hợp: 

  • Hành chính - Văn phòng. 
  • Thống kê. 
  • Thanh tra ngành. 
  • Người giữ trẻ. 
  • Điện thoại viên.


Các bạn thử tham khảo và tham gia trắc nghiệm để xem bản thân mình thuộc xu hướng như thế nào nhé!. Chúc các bạn thành công trong công việc tương lai và trong cuộc sống!.

Đối với các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường, các bạn nên tham khảo thêm bài viết sau nhé:
>>> Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường như thế nào?


1 comment:

  1. Trong khi thị trường tìm việc làm thêm thật sự bắt đầu càng ngày càng sự cạnh tranh khốc liệt nhiều hơn, một việc làm nhưng có không ít ứng viên tuyển dụng mà kỹ năng từ từng người chênh không quá lớn. Vậy nên mọi người cần có những phương pháp giúp làm nổi bật bản thân bạn so với người ứng tuyển khác.
    https://timviec365.vn/
    https://timviec365.vn/viec-lam-tai-yen-bai-c0v25

    ReplyDelete